THỜI HẠN TẠM GIAM ĐỂ ĐIỀU TRA
THỜI HẠN TẠM GIAM ĐỂ ĐIỀU
TRA
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn rất nghiêm khắc, cách
ly người bị tạm giam với xã hội bên ngoài, hạn chế quyền tự do thân thể và các
quyền cơ bản của công dân. Chính vì vậy, thời hạn tạm giam để điều tra trong vụ
án hình sự là vấn đề hết sức quan trọng mà chúng ta cần nắm bắt kĩ càng để bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp cũng như hạn chế được sự nhầm lẫn không đáng có của
các cơ quan tiến hành tố tụng. Luật Bảo Tín sẽ chia sẻ về vấn đề này thông qua
bài viết sau đây:
1 Thời hạn tạm giam để điều
tra:
Thời hạn tạm giam để điều tra là thời hạn do pháp luật
quy định được tạm giam bị can để phục vụ cho việc điều tra vụ án.
Thời hạn tạm giam được Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 quy định (Điều 173) như sau:
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra:
+ Không quá 02 tháng với tội ít nghiêm trọng;
+ Không quá 03 tháng với tội nghiêm trọng;
+ Không quá 04 tháng với tội rất nghiêm trọng và tội đặc
biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần thêm
thời gian điều tra và không có căn cứ để thay đổi hay hủy bỏ biện pháp tạm giam
thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có
văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam, cụ thể như sau:
+ Gia hạn 01 lần không quá 01 tháng với tội ít nghiêm
trọng;
+ Gia hạn 01 lần không quá 02 tháng với tội nghiêm trọng;
+ Gia hạn 01 lần không quá 03 tháng với tội rất nghiêm
trọng;
+ Gia hạn 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng với tội đặc
biệt nghiêm trọng.
2. Thẩm quyền gia hạn tạm
giam (Điều 173 Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015):
- Với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất
nghiêm trọng, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Viện kiểm sát quân sự khu vực
có quyền gia hạn tạm giam để điều tra.
- Với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý
điều tra và lần 2 với tội đặc biệt nghiêm trọng, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Viện kiểm sát nhân dân cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam.
- Vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều
tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì thẳm quyền
gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát quân sự trung ương.
- Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết
phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát
nhân dân hủy bỏ việc tạm giam hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Bình luận