Tin tức chi tiết

HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY THIỆT HẠI ĐẾN TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Blog Single
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là hành vi không làm hoặc làm không hết trách nhiệm nên đã để mất mát, hư hỏng, lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trong đến tài sản của Nhà nước do mình trực tiếp quản lý.
Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ảnh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không phải giống nhau nó tuỳ thuộc vào nhiệm vụ được giao và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra thiệt hại về tài sản.
Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản Nhà nước thường được biểu hiện như vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý tài sản của Nhà nước như: chế độ quản lý vật tư, kho tàng; chế độ phòng cháy, chữa cháy; chế độ thu chi tiền mặt; chế độ xuất, nhập vật tư, thiết bị; chế độ bảo quản hàng hoá.v.v… các nguyên tắc, chế độ có liên quan đến việc quản lý tài sản có thể là các nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế, nhưng cũng có thể chỉ là nguyên tắc, chế độ về hành chính nhưng có liên quan quản lý tài sản, đôi khi chỉ là một bản nội quy cơ quan nếu vi phạm mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản do mình trực tiếp quản lý thì cũng bị coi là thiếu trách nhiệm. Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới gây ra thiệt hại về tài sản, nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì không thể gây thiệt hại. Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà thiệt hại về tài sản vẫn xảy ra thì không phải là thiếu trách nhiệm và họ không phạm tội này dù thiệt hại về tài sản nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
Hậu quả: thiệt hại nghiêm trọng đến tài sảnNhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ngoài ra không có thiệt hại nào khác.
Chia sẻ bài viết:
Image
Giám Đốc CÔNG TY LUẬT BẢO TÍN

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Hotline: 0915988383