Tin tức chi tiết

Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Blog Single
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất luôn được nhà nước và xã hội quan tâm. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, nhà nước thực hiện vai trò quản lý, chỉ đạo, đưa ra những quy định pháp luật đối với những chủ thể kinh doanh, sản xuất thực phẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm, khoa học trong công tác bảo quản cũng như quá trình lưu thông của thực phẩm.
Các chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất ban đầu đều băn khoăn, quy mô kinh doanh của mình đã phải đăng ký cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa, và cơ quan nhà nước nào trực tiếp quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để trả lời vấn đề này, Luật Bảo Tín tổng hợp các quy định pháp luật về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đưa tới khách hàng, trả lời các câu hỏi sau đây:
  1. Quy mô sản xuất, kinh doanh thực phẩm như thế nào trở lên phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nằm trong diện quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo cách hiểu thông dụng, mọi người thường gọi thủ tục này là xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Quý khách hàng có thể tìm hiểu các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các văn bản sau đây:
+ Luật an toàn thực phẩm 2010;
+ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
Pháp luật không liệt kê những trường hợp bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mà đưa ra những trường hợp: cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”
Nhằm hướng dẫn cụ thể đối với một số nội dung về cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, Bộ Công thương hướng dẫn bởi khoản 1 Công văn 3109/BCT-KHCN:
“1. Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp khái niệm “kinh doanh” được hiểu “là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Do đó, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là một công đoạn trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Khoản 10 Điều 3, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm.”
Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dụng cụ, bao gói thực phẩm… từ quy mô doanh nghiệp trở lên và không thuộc quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ thuộc diện phải đăng ký cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nên các cơ sở này cần tìm hiểu về cơ quan quản lý, các thủ tục cần thiết để tiến hành kinh doanh, sản xuất thực phẩm đúng với quy định của pháp luật.
  1. Cơ quan nhà nước quản lý và Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Các cơ quan quản lý và cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ y tế. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm căn cứ vào sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và phụ lục Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT để tìm hiểu cơ quan chức năng quản lý.
+ Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn: Phụ lục 2 Thông tư liên tịch 13/2014 (Thực phẩm nông, lâm, thủy sản…);
+ Bộ Y tế: Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 13/2014 (Thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, hương liệu, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm…);
+ Bộ Công thương: Phụ lục 3 Thông tư liên tịch 13/2014 (Bia, rượu, nước giải khát…).
  1. Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Trước khi xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, những người trực tiếp làm công việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo thủ tục quy định tại Chương 4 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
Cơ sở đề nghị chuẩn bị hồ sơ gửi lên cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Các tài liệu khác chứng minh cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy khám sức khỏe chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhân viên trực tiếp tiến hành sản xuất, chế biến thực phẩm…)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
  1. Thời hạn, gia hạn Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn trong 03 năm. Trước khi hết hạn 6 tháng, chủ cơ sở làm hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan quản lý nhà nước. Giấy chứng nhận được cấp lại có thời hạn bằng Giấy chứng nhận đã được cấp.
Luật Bảo Tín cam kết tư vấn, hỗ trợ khách hàng xuyên suốt quá trình xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo khách hàng được duyệt hồ sơ trong thời gian ngắn nhất, chuyên nghiệp nhất và với chi phí hợp lý nhất.
Hãy liên hệ với Luật Bảo Tín để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Bảo Tín
Địa chỉ : 49 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Email : luatbaotin.vn@gmail.com Website: luatbaotin.com.vn
Hotline : 097.281.0901/0988.245.893 – 024.668.669.71
 
 
Chia sẻ bài viết:
Image
Giám Đốc CÔNG TY LUẬT BẢO TÍN

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Hotline: 0915988383