Tin tức chi tiết

ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ

Blog Single

ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ ?

Tội phạm có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng thực hiện. Trường hợp có nhiều người cùng thực hiện một cách cố ý được gọi là đồng phạm. Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt. Cơ sở pháp lý và phạm vi TNHS trong đồng phạm có điểm khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ.

Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sđ bs năm 2017 quy định: “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

Những dấu hiệu của đồng phạm:

Theo đó, đồng phạm đòi hỏi có những dấu hiệu sau:

1 Về mặt khách quan: có 2 dấu hiệu: “có 2 người trở lên” và “cùng thực hiện tội phạm”

-Đồng phạm đòi hỏi có ít nhất 2 người và hai người này phải đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu TNHS)

-Cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau:

·   Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người thực hành

·   Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức.

·   Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người thực hiện hành vi này được gọi là người giúp sức.

Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không dòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia. Người đông phạm có thể tham gia với một loại hành vi hoặc có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu hoặc có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.

2 Về mặt chủ quan:

Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, với những tội có dấu hiệu mục dích phạm tội là bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.

a.Dấu hiệu lỗi:

Khi thực hiện hành vi phạm tội, mỗi đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện như sau:

·   Về lý trí : Mỗi người biết hành vi của mình gây hại cho xã hội và biết người khác cũng có hành vi như vậy. Nễu chỉ biết hành vi của mình gay hại cho xã hội mà không biết hành vi của người khác cũng như vậy thì chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và như vậy là không có đồng phạm. Ví dụ: Khi mượn xe của B để dùng làm phương tiện cho việc trộm cắp trong kho của một công ty, A đã nói dối là cần xe vào việc hợp pháp. B biết ý định của A nhưng do thù tức thủ kho nên đã vờ vô tình cho mượn.Trong vụ án này, A chỉ biết mình có hành vi trộm cắp mà không biết B có hành vi giúp sức cho mình. Do vậy, A và B không đồng phạm với nhau. Về lý trí, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả thiệt hại của tội phạm mà họ thực hiện.

·   Về ý chí: Những người đồng phạm cũng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra (nghĩa là có hình thức lỗi cố ý gián tiếp). Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả thiệt hại như trường hợp nhiều người cùn gmusc trộm dầu trong bể chứa của cơ quan nhưng giữa họ không có sự rủ rê nhau là trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi các hậu quả thiệt hại mà những người có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau thì cũng chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ .

b.Dấu hiệu mục đích phạm tội:

Ngoài hai dấu hiệu cùng thực hiện và cùng cố ý, đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Ví dụ: Đồng phạm những tội thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Được coi là cùng mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích đượ phản ánh trong CTTP hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. Trường hợp người chở thuê cho những người khác trốn đi nước ngoài , mặc dù đã biết rõ những người này có cùng mục đích chống lại chính quyền nhân dân là ví dụ về trường biết rõ và tiếp nhận mục dích của nhau. Trong trường hợp này người chở thuê bị coi là người đồng phạm (người giúp sức) về tội phạm được quy định tại điều 121 BLHS mặc dù họ không có mục đích chống lại chính quyền nhân dân .

Nếu không thỏa mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm. Trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu TNHS đọc lập với nhau. Ví dụ: A thuê B giết người với mục đích là chống lại chính quyền nhân dân nhưng B không biết mục đích đó. Trong trường hợp này khống có đồng phạm về tội khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân.

 

Thông tin liên hệ: CÔNG TY LUẬT TNHH BẢO TÍN
Giám đốc- Luật sư Phan Kế Hiền 
Số điện thoại: (+84) 0915 98 83 83 - (+84) 0963 289 272
E-mail: luatbaotin.vn@gmail.com
Địa chỉ : Số 49 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuvicongdong
Chia sẻ bài viết:
Image
Giám Đốc CÔNG TY LUẬT BẢO TÍN

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Hotline: 0915988383