Tin tức chi tiết

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Blog Single
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
 
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quá trình TTHS. Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Bộ luật TTHS quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với người bị hại.
Trên cơ sở BLTTHS năm 2003 và thực tiễn công tác áp dụng quy định của pháp luật về yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo hướng “mở” hơn và thu hẹp phạm vi các loại tội phạm khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
Cụ thể, theo quy định của BLTTHS năm 2015, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều sau đây:
-  Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
-  Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
-  Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
-  Điều 138: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
-  Điều 139: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
-  Điều 141: Tội hiếp dâm;
-  Điều 143: Tội cưỡng dâm;
-  Điều 155: Tội làm nhục người khác;
-  Điều 156: Tội vu khống;
-  Điều 226: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết;
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 là ở Khoản 2 Điều 155 quy định về trường hợp người đã yêu cầu khởi tố “rút yêu cầu” thì vụ án phải được đình chỉ…Trong khi đó BLTTHS năm 2003 quy định trường hợp người đã yêu cầu khởi tố “rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm” thì vụ án phải được đình chỉ...
Như vậy, BLTTHS năm 2015 không xác định rõ thời điểm rút yêu cầu mà chỉ quy định người đã yêu cầu khởi tố “rút yêu cầu” thì vụ án phải được đình chỉ. Quy định này đã khắc phục những khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn và mở rộng cho người đã yêu cầu khởi tố có quyền rút yêu cầu khởi tố ở mọi thời điểm, giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như người đã yêu cầu khởi tố có quyền rút yêu cầu khởi tố ở thời điểm nào trong từng giai đoạ. Vấn đề quy định như trên vừa mở rộng phạm vi quyền vừa gây khó khăn trong việc thực hiền quyền của người đã yêu cầu khởi tố cũng như việc đảm bảo quyền cho các bên của cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngoài ra, một quy định mới khác của BLTTHS năm 2015 về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là tại khoản 1 Điều 155 đã bỏ một tội được khởi tố theo yêu cầu người bị hại là tội “Xâm phạm quyền tác giả” (Khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định tội này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại). Việc BLTTHS năm 2015 bãi bỏ điều luật này mang lại một tín hiệu tích cực, vì thực trạng hiện nay quyền tác giả đang bị xâm phạm ngày càng nhiều và nghiêm trọng cũng như hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, thậm chí việc xâm phạm diễn ra nhưng tác giả vẫn không hay biết. Do đó, hành vi xâm phạm này cần được bảo vệ mà không cần phải có yêu cầu của người bị hại nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tác giả, quyền liên quan và phù hợp với tình hình mới.
_Phạm Thuận_
 
Chia sẻ bài viết:
Image
Giám Đốc CÔNG TY LUẬT BẢO TÍN

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Hotline: 0915988383